Dầu cần sa (RSO)

06/04/2018

Chuẩn bị

Nguyên liệu:

  • Hoa cần sa khô.
  • Dung môi.
  • Nồi cơm điện.
  • Nhiệt kế.
  • Quạt để bàn.
  • Máy làm ấm cà phê.
  • Thiết bị lọc: Vải màn, miếng lọc cà phê.

Cần sa khô:

Trung bình 10 gram hoa cần sa khô sẽ cho 1 gram dầu cần sa. Chất lượng của dầu cần sa phụ thuộc vào chất lượng hoa. 

Dung môi:

Acetone: nhiệt độ sôi 135 độ F (57 độ C)

Là dung môi hữu cơ bốc hơi rất nhanh, độc tính thấp, được cho là một trong những dung môi an toàn nhất. Acetone vừa phân cực vừa không phân cực, nó sẽ hút những hợp chất khác ngoài cannabinoid ra khỏi cần sa. Có với nhiều mức độ tinh khiết khác nhau, bạn nên tìm acetone với độ tinh khiết là 99,9%.

Ethanol (Rượu Ethyl hoặc rượu từ ngũ cốc): nhiệt độ sôi 127 độ F (78 độ C)

Là thành phần hoạt chất trong đồ uống chứa cồn. Khi ở dạng tinh khiết, nó là dung môi hữu hiệu cho việc làm dầu cần sa. Tuy nhiên, do có thể bị lạm dụng, nhiều quốc gia đã đưa ra những hạn chế về nồng độ, do đó khó kiếm được loại có nồng độ cao. 

Ví dụ, Everclear là rượu làm từ ngũ cốc có nồng độ 190 độ (95% ABV) và là dung môi được ưu chuộng để chế biến dầu cần sa, nhưng chỉ có ở một số tiểu bang ở Mỹ.

Nên sử dụng loại càng cao độ càng tốt. 

Isopropyl (ISO): nhiệt độ sôi 180 độ F (82 độ C)

Rượu isopropyl thường sẵn có và rẻ hơn ethanol. Tuy nhiên, vì phân cực, nó sẽ dễ dàng hoà tan các hợp chất tan trong nước của cây cần sa. Đây là điều không mong muốn.

Bạn không nên sử dụng cồn tẩy rửa (rubbing isopropanol alcohol (IPA)) vì nó có chứa các chất phụ gia không uống được. IPA có thể cũng chứa các chất tẩy rửa và thuốc nhuộm.

Isopropyl Alcohol là loại dung môi phân cực.

Naphtha: nhiệt độ sôi 86-194 độ F (30-90 độ C)

Naptha là một hydrocarbon dễ cháy, không màu, hoặc có màu nâu đỏ. Nó rất giống với xăng, và thường được sử dụng như nhiên liệu bật lửa hoặc bếp lò cắm trại. Naptha loại nhẹ hơn (lighter) sẽ có hàm lượng paraffin cao hơn. Naptha có thể gây ung thư, và naptha trên thị trường thường có chứa các tạp chất với nhiều nguy cơ khác nhau.

Hít phải hơi naptha có thể gây ra một số triệu chứng ngộ độc, có nguy cơ gây ra trầm cảm hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng phơi nhiễm bao gồm chán ăn, yếu cơ, suy giảm hoạt động của cơ, chóng mặt và buồn ngủ. Tiếp xúc với da trong khoảng thoài gian dài có thể gây kích ứng da, da khô và nứt nẻ, kết hợp với viêm da. Những người chức năng hô hấp kém có thể bị chịu nhiều tác hại hơn khi hít phải naptha. Như mọi khi, hãy làm bốc hơi dung môi ở khu vực thông thoáng ngoài trời. 

Naptha không phân cực, rất hiệu quả trong việc chiết xuất dầu cần sa. Naphtha có loại nhẹ và nặng, khác nhau ở nhiệt độ sôi. Bạn phải sử dụng Naphtha nhẹ, nhiệt độ sôi 30-90 độ C.

Dầu ăn (Dầu olive, dầu dừa, dầu hạt gai dầu...)

Đây là lựa chọn an toàn nhất. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn trong bài Dầu ăn tẩm cần sa, sử dụng thật nhiều cần sa khô.

Các loại dầu ăn này không làm bay hơi được, do đó rất khó để làm thành dạng dầu hàm lượng cannabinoid cao như các loại dung môi khác. Nhưng nếu hàm lượng cannabinoid thấp, bạn chỉ cần ăn nhiều dầu hơn.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều dầu ăn một lúc có thể dẫn tới tiêu chảy.

Lưu ý:

  • Đối với những loại dung môi bay hơi, do tính chất dễ bắt lửa nên bạn không nên làm bay hơi dung môi trong nhà. Bốc hơi dung môi PHẢI được thực hiện ngoài trời ở nơi thông thoáng, cách xa nguồn nhiệt và lửa.
  • Một số loại dung môi nếu chưa được bay hơi hết có thể gây độc. Dầu cần sa chất lượng không chứa dung môi.
  • Tất cả các giai đoạn không để quá 120 độ C, sẽ làm cannabinoid bay hơi mất.

Tiến hành

Bước 1: Tẩy rửa và lọc bằng dung môi

  • Cho dung môi vào ngập mặt hoa cần sa để tiến hành tẩy rửa lần thứ nhất.
  • Khuấy mạnh trong vài phút. Càng khuấy lâu thì càng thu được nhiều chất. Nhưng lâu quá sẽ dẫn đến nhiễm nhiều tạp chất hơn.
  • Sử dụng thiết bị lọc để lọc bã hoa cần sa, thu lấy dung dịch.
  • Lập lại quy trình lần nữa để thu được tối đa hoạt chất trong cần sa. 

Bước 2: Kích hoạt dầu cần sa và làm bay hơi dung môi.

  • Mang dung dịch (hỗn hợp dung môi và tinh dầu cần sa) & nồi cơm điện ra ngoài trời, nơi thoáng mát, cách xa nguồn lửa. 
  • Đổ hỗn hợp dung dịch vào trong nồi, sau đó thêm một lượng nước nhỏ vào trong nồi cơm, bật nút COOK, mở nắp, đợi sôi thì kiểm tra nhiệt độ.
  • Sử dụng quạt để thổi dung môi đã bay hơi đi chỗ khác.
  • Khi dung môi bay hơi gần hết, đổ hỗn hợp vào lọ.

Bước 3: Bay hơi dung môi bằng máy làm ấm cà phê.

Đặt hỗn hợp lên máy làm ấm cà phê để làm bay hơi nốt dung môi. Sau khi dung môi bay hơi hết, và không có bong bóng nổi lên nữa, đợi dầu cần sa nguội bớt rồi dùng xylanh hút. 

Bước 4: kích hoạt nốt bằng lò nướng.

Dầu cần sa thu được qua bước 3 có thể chưa được kích hoạt hết. Bạn có thể thay vì hút luôn vào xylanh ở bước 3, đổ dầu cần sa vào đĩa thủy tinh chịu nhiệt nhỏ rồi kích hoạt theo hướng dẫn sau. 



Video


Bài viết có sự tham khảo từ Cannabisvietnam.

Express

Share/ copy bài viết thoải mái mà không cần phải hỏi ý kiến. Miễn là giữ đúng nội dung và dẫn nguồn về Vietweed 101. 
Powered by Webnode
Create your website for free! This website was made with Webnode. Create your own for free today! Get started