Đặc tính của cần sa

05/31/2018

Mức độ an toàn

Chưa thể tìm được liều cần sa nào gây chết cho người và chưa ai chết vì quá liều cần sa. Chưa có bất kỳ một ca tử vong nào được ghi nhận là trực tiếp do cần sa gây nên. 

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nghi ngờ rằng cần sa có thể góp phần vào cái chết của nạn nhân, các trường hợp này chủ yếu do việc dùng cần sa chung với các chất khác (như rượu bia), hoặc lái xe khi quá phê cần sa (lưu ý rằng sử dụng cần sa nói chung không gây gia tăng nguy cơ về tai nạn trong cộng đồng - xem phần cần sa và lái xe). Quá liều cần sa cũng có thể dẫn tới những trải nghiệm vô cùng kinh khủng dành cho người mới sử dụng hoặc sử dụng sai cách. Độc giả cũng cần tham khảo thêm về tác hại có thể có của cần sa tại đây.


Độ chịu thuốc (Cannabis Tolerance)

Tác động của cần sa chịu ảnh hưởng rất lớn từ độ chịu thuốc. Độ chịu thuốc càng cao thì càng cần nhiều cần sa hơn để gây phê so với người có độ chịu thuốc thấp. Độ chịu thuốc đặc trưng cho mỗi cá nhân và ít chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi, giới tính, cân nặng... Có những người đáp ứng với liều rất thấp chỉ từ 10 mg, trong khi một số khác cần tới hơn 300 mg. Đặc biệt, có những đứa trẻ đang sử dụng liều hơn 1000 mg hàng ngày để điều trị bệnh.


​Tính 2 pha (Biphasic Effect)

Ở những liều khác nhau, cơ thể sẽ có những đáp ứng khác nhau, thậm chí có thể đối lập nhau. Ở liều tối ưu, hiệu quả y tế là cao nhất. Hiệu quả y tế sẽ giảm thấp nếu liều quá nhỏ hoặc quá lớn.

Ví dụ: liều nhỏ có thể gây hưng phấn, liều quá cao gây ức chế. Liều nhỏ gây thư giãn, giảm đau, liều quá cao lại gây lo âu và đau tăng... (chỉ là ví dụ, không có nghĩa là liều cao không tốt. Nhiều trường hợp phải cần tới liều cao để giảm đau và trị bệnh).


​Ít thường tốt hơn nhiều (Less Is More)

Đây là hệ quả của tính 2 pha của cần sa. Có nhiều trường hợp, cần sa cho hiệu quả mong muốn tại liều vừa phải, nhưng hiệu quả này giảm đi đáng kể tại liều cao hơn và có nhiều tác dụng phụ hơn.

Do đó việc đi tìm một liều lượng tốt ưu là hết sức quan trọng. Tuy nhiên khi bệnh nhân nặng, cấp bách (như ung thư), họ có thể sẽ cần phải tăng liều cần sa lên tối đa khả năng chịu đựng của họ và chấp nhận các tác dụng phụ có thể có.


​Hiệu ứng cộng hưởng (Entourage Effect)

Mặc dù THC và CBD đóng vai trò chính trong tác dụng và hiệu ứng của cần sa, các Cannabinoid và Terpene khác trong cây cũng vô cùng cần thiết. Tác dụng của cần sa sẽ giảm đi rất nhiều nếu thuốc chỉ chứa THC hoặc CBD hoặc phiên bản nhân tạo của chúng, và các tác dụng phụ có thể sẽ rõ rệt hơn. Đây là ý do bệnh nhân cần thuốc chiết xuất trực tiếp từ cây cần sa, gọi là Whole plant medicine, hoặc "Thuốc thảo dược toàn phần" (sẽ lấy được toàn bộ các chất cần thiết cho hiệu ứng công hưởng). Do giới Tây Y có cách tiếp cận thuốc khá cứng nhắc, họ tách riêng từng hoạt chất trong các loại thảo dược ra và nghiên cứu - ứng dụng chúng riêng lẻ, nên dường như họ chưa thể chế ra sản phẩm thuốc nào hiệu quả được như cần sa thiên nhiên.


​Tính đa dạng và đặc trưng

Có hàng nghìn các giống cần sa khác nhau. Các chế phẩm từ cần sa cũng có vô số chủng loại khác nhau và đồng thời cũng có nhiều cách sử dụng cần sa khác nhau. Mỗi tổ hợp các yếu tố này lại cho một hiệu ứng và tác động khác nhau, chưa kể tới việc mỗi người khác nhau lại đáp ứng khác nhau với cần sa. Vì sự đa dạng vô cùng như vậy, có thể ví cần sa như hàng trăm thứ thuốc khác nhau trong 1 loại cây, và "không lần phê nào giống hệt lần phê nào". Do đó, người sử dụng nên thử nghiệm và tìm kiếm cách sử dụng nào nào thích hợp nhất cho mình.

Express

Share/ copy bài viết thoải mái mà không cần phải hỏi ý kiến. Miễn là giữ đúng nội dung và dẫn nguồn về Vietweed 101. 
Powered by Webnode
Create your website for free! This website was made with Webnode. Create your own for free today! Get started